I, Để nhân hai số nguyên ta thực hiện theo quy tắc sau:
1, Nhân hai giá trị tuyệt đối của hai số.
2, Đặt dấu trước kết quả theo quy tắc dấu như sau: Hai số cùng dấu có tích là số dương, hai số trái dấu có tích là số âm.
( ở lớp 6, dấu của phép nhân là dấu chấm “.” thay cho dấu nhân “x” ở tiểu học để biểu thức dễ nhìn hơn).
Ví dụ:
Phép nhân |
Dấu của tích |
a, 3 . 5 = 15 |
+ . + = + |
b, (– 8) . (– 3) = 24 |
– . – = + |
c, (– 4) . 5 = – 20 |
– . + = – |
d, 6 . (– 7)= – 42 |
+ . – = – |
II, Tương tự như vậy cho phép chia:
Hai số cùng dấu có thương là số dương, hai số trái dấu có thương là số âm.
Ví dụ:
Phép chia |
Dấu của thương |
a, 15 : 5 = 3 |
+ : + = + |
b, (– 28) . (– 4) = 7 |
– : – = + |
c, (– 24) . 12 = – 2 |
– : + = – |
d, 56 . (– 7)= – 8 |
+ : – = – |
KÍCH VÀO CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY ĐỂ LUYỆN TẬP PHÉP NHÂN, CHIA HAI SỐ NGUYÊN